Hiện trạng tại Việt Nam Đầu_máy_xe_lửa

Một đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước do Việt Nam chế tạo năm 1964 được trưng bày tại Ga Sài GònĐầu máy D12E kéo đoàn tàu mác LP tuyến Hải Phòng-Long Biên

Hiện trạng tại Việt Nam đang vận dụng các loại Đầu Máy (ĐM) Xe Lửa như sau:

  • ĐM D2M (Là 1 biến thể của ĐM Liên Xô D4H, vận dụng ở xí nghiệp toa xe Đà Nẵng) 1 chiếc 400 mã lực(công suất)
  • ĐM D4H (Liên Xô, có một số đầu máy khổ 1435mm) 77 chiếc 400 mã lực(công suất)
  • ĐM D4HR(Là 1 biến thể của ĐM Liên Xô D4H, vận dụng ở ga Đà Lạt) 2 chiếc 400 mã lực(công suất)
  • ĐM D5H (Úc) 13 chiếc 500 mã lực(công suất)
  • ĐM D8E (Việt Nam) 2 chiếc 800 mã lực(công suất) (hiện đã ngừng vận dụng)
  • ĐM D9E (Mỹ) 33 chiếc 900 mã lực(công suất)
  • ĐM D10E (Nguyên bản là ĐM D9E nhưng được lắp động cơ Caterpilar 1000 HP) 2 chiếc 1.000mã lực(công suất)
  • Đầu máy Đổi Mới D19E-927ĐM D10H (Trung Quốc) 20 chiếc 1.000mã lực(công suất)
  • ĐM D11H (Rumani) 23 chiếc 1.100mã lực(công suất)
  • ĐM D12E (Tiệp Khắc) 40 chiếc 1.200mã lực(công suất)
  • ĐM D13E (Ấn Độ) 24 chiếc 1.300mã lực(công suất)
  • ĐM D14E (Trung Quốc,khổ 1435mm) 5 chiếc 1.400mã lực(công suất)
  • ĐM D18E (Bỉ) 16 chiếc 1.800mã lực(công suất)
  • ĐM D19E (Số hiệu: Từ 901 đến 940: Trung Quốc, Từ 941 đến 980: Việt Nam 80 chiếc 1.900mã lực(công suất)
  • ĐM D19Er (Trung Quốc, khổ 1435 mm) 5 chiếc 1.950mã lực(công suất)
  • ĐM D20E (Đức) 16 chiếc 2.011mã lực(công suất)
  • ĐM TU6P (Nga, có ở ga Đà Lạt) 2 chiếc 400 mã lực(công suất)
  • ĐM DD11 của Nhật Bản, bị bỏ hoang ở Công ty Xe lửa Gia Lâm 1 chiếc 400 mã lực(công suất)
  • Các đầu máy hơi nước (thuộc quản lý Gang thép Thái Nguyên, không thuộc quản lý của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nhưng không còn sử dụng)

Ngoài ra còn có ĐM CK1E và CK6 thuộc quản lý của Công ty Apatit Lào Cai, không phải quản lý của Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam.